Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

NHÀ KHOA HỌC 5 LẦN LỌT VÀO TOP 1% THẾ GIỚI



PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, ĐH Công nghệ TP.HCM, là người Việt duy nhất 5 năm liên tiếp lọt top 1% các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới, do Clarivate Anlysis công bố.
Xác định bể học là vô biên và kiến thức là vô tận, khi là sinh viên ĐH Khoa học Tự nhiên, (ĐH Quốc gia TP.HCM), chàng trai quê Quảng Trị nắng gió Nguyễn Xuân Hùng luôn cố gắng, nỗ lực học tập. Ngoài những giờ lên giảng đường, cứ có thời gian rảnh, anh kiếm việc làm thêm để có chút thu nhập, đỡ đần cha mẹ.

Việt Nam luôn trong trái tim

Sau khi nhận bằng cử nhân chuyên ngành Toán cơ của ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, anh tiếp tục lấy bằng thạc sĩ lĩnh vực Cơ học môi trường liên tục và tiến sĩ lĩnh vực Cơ học tính toán tại ĐH Liège (Bỉ).
Làm việc và nghiên cứu khoa học một thời gian ở các nước Singapore, Đức, Anh, Mỹ, năm 2010, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng quyết định trở về Việt Nam làm việc.
Nha khoa hoc 5 lan lot vao top 1% the gioi hinh anh 1
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng. Ảnh: Giáo Dục Thời Đại.
“Với nhiều người, việc suy nghĩ ở lại nước ngoài hay trở về Việt Nam có thể là đấu tranh tư tưởng dữ dội nhưng với tôi lại nhẹ nhàng. Lý do tôi trở về Việt Nam khá đơn giản. Tôi được ở gần ba mẹ nhiều hơn và như một lẽ tự nhiên, tôi muốn gắn bó với môi trường làm việc nơi đây. Ai cũng có quyết định tương lai của mình. Với tôi, quê hương vẫn là lựa chọn đầu tiên”, PGS.TS Hùng nói.
Trở về Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng làm việc tại ĐH Giao thông - Vận tải TP.HCM, ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng hay HUTECH… Ở nơi nào, mong muốn lớn nhất của anh là được hỗ trợ, khơi gợi tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Bởi theo anh, khoa học chính là nền tảng cho mọi sự cống hiến.
“Sinh viên hay một nhà nghiên cứu, khi làm công việc của mình, đến lúc nào đó, sẽ có tình yêu với công việc đang theo đuổi. Do đó, nếu sinh viên được cuốn vào sự say mê nghiên cứu khoa học, không cần phải nói với họ, phải học thế này, phải học thế kia, họ sẽ tự trải nghiệm. Khi tình yêu với nghiên cứu khoa học lớn dần, lúc đó, làm nghiên cứu khoa học không phải vì mục đích cá nhân, mà làm vì lý tưởng, vì sự dấn thân”, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng chia sẻ.

Chắp cánh ước mơ

Mỗi lần đi nước ngoài công tác, ngoài làm chuyên môn, nghiên cứu, giảng dạy, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng còn kết nối các nhà khoa học, trường đại học trên thế giới để tìm học bổng cho sinh viên trong nước.
Nha khoa hoc 5 lan lot vao top 1% the gioi hinh anh 2
PGS Hùng (đứng giữa) tại Lễ vinh danh và công bố các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2017. Ảnh: Giáo Dục Thời Đại.
“Dựa vào mối quan hệ quốc tế của cá nhân, ít nhiều tôi có thể giới thiệu cho các em đến những địa chỉ tin cậy và chất lượng tốt để học tập. Tuy nhiên, mỗi em tôi giới thiệu phải thật sự có khả năng và đam mê nghiên cứu, cũng như ý thức cộng đồng. Bởi các em ra nước ngoài còn đại diện cho hình ảnh của đất nước. Nếu đánh mất hình ảnh cũng là làm mất đi cơ hội cho những người đi sau”, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng trao đổi.
Một mục tiêu khác của PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng trong những chuyến đi nước ngoài còn để tìm kiếm và đưa dự án về Việt Nam. Có dự án anh mất hơn 4 năm theo đuổi, đàm phán, nộp hồ sơ ứng tuyển đến 3 lần mới được chấp nhận.
“Hợp tác với nước ngoài mất nhiều thời gian và tốn kém tiền bạc nhưng đổi lại tôi học được những điều quý giá từ cách làm việc nhóm hiệu quả đến ứng dụng thực tế các vấn đề nghiên cứu. Dù gặp nhiều khó khăn, tôi không từ bỏ vì tôi không cam lòng nhìn các dự án thuộc về các nước bạn láng giềng trong khi nghiên cứu sinh của mình đang cần”, PGS Hùng tâm sự.
Việc kết hợp với các học trò trong nước và ngoài nước thông qua các dự án nghiên cứu đã giúp anh cho ra đời hơn 150 bài báo quốc tế công bố trên các tạp chí ISI có hệ số trích dẫn cao…
“Những thành quả nghiên cứu khoa học không của một mình tôi. Có nhiều bài nghiên cứu là thành quả dựa trên sự cộng hưởng của tập thể cả thầy và trò.
Ở nửa vòng Trái Đất, khi tôi ngủ, các học trò làm việc và khi tôi làm việc thì các trò ngủ nên có thể nói thời gian làm việc là 24/24 giờ. Đó là một trong số cách để có thể duy trì mạch nghiên cứu và công bố bài báo khoa học có chất lượng. Đó là phương thức để các bạn sinh viên mài dũa kỹ năng nghiên cứu khoa học, chắp cánh cho ước mơ chinh phục của mình”, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng nhận định.
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng có hơn 150 bài nghiên cứu khoa học đã công bố trên các kỷ yếu, tạp chí chuyên ngành thuộc danh mục ISI tại Mỹ, Hà Lan, Anh, Singapore, tập trung phát triển các công cụ tính toán mô phỏng số trên máy tính, ứng dụng và lĩnh vực Cơ Kỹ thuật, Cơ Sinh học, Vật liệu và R&D sản phẩm công nghệ tiên tiến.
Theo Anh Tú/ Giáo Dục Thời Đại

KHOA HỌC LÀM SÁNG TỎ CƠ CHẾ LOẠI NHỮNG CON TINH TRÙNG YẾU KHỎI CUỘC CHƠI


Cuộc đua của tinh trùng để thụ tinh với trứng từ lâu đã được biết đến là cuộc đua một mất một còn. Và mới đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học đã góp phần làm sáng tỏ về quá trình vượt qua muôn nghìn thử thách của hàng trăm triệu tế bào tinh trùng để đến với trứng trước tiên.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Cornell, Mỹ đã phát hiện ra rằng, đường sinh sản của phụ nữ được cấu tạo theo một hình dạng đặc biệt nhằm giúp đẩy những tinh trùng yếu hơn ra ngoài và chỉ cho phép những "ứng cử viên" khoẻ mạnh nhất lọt vào trong để gặp trứng thông qua một hệ thống các "cửa ải".
Trong một bài báo xuất bản trên tạp chí Science Advances, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một số mô hình và mô phỏng trên máy tính nhằm quan sát hành trình của tinh trùng từ cổ tử cung đến với trứng.
Họ nhận thấy các tinh trùng yếu hơn bị cuốn vào những dòng chảy chất lỏng của cơ thể phụ nữ ở các "cửa ải" – hoặc các điểm "giới hạn", theo thuật ngữ được các nhà nghiên cứu sử dụng, trong khi chỉ có những "tay bơi" nhanh nhất và khoẻ nhất mới có thể chống chọi được với dòng chất lỏng đó và vượt qua được cánh cổng.
"Các điểm giới hạn trong đường sinh dục nữ đóng vai trò như những cánh cổng," các nhà khoa học giải thích. "Các tinh trùng có vận tốc bơi cao hơn một ngưỡng nhất định sẽ có thể bơi qua cánh cổng, trong khi những tinh trùng có tốc độ bơi chậm hơn sẽ bị mắc kẹt lại ở bên ngoài điểm giới hạn đó."
Tinh trùng sẽ "hình thành một hệ thống phân cấp" khi tập trung trước điểm giới hạn để chờ đến lượt bơi qua. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tinh trùng sẽ bơi theo hình con bướm trong đường sinh sản của phụ nữ. Trong quá trình đó, những tinh trùng bơi khoẻ nhất sẽ có thể tiến đến gần điểm giới hạn, còn những tế bào chậm hơn sẽ phải "đứng ngoài".
"Cấu trúc phân cấp này khiến cho sự cạnh tranh giữa các tinh trùng càng trở nên khốc liệt, đặc biệt là giữa những tinh trùng có khả năng hoạt động linh hoạt và những đối thủ có phần chậm chạp hơn," các nhà nghiên cứu viết.
Nhóm nghiên cứu đã quan sát và thử nghiệm với cả tinh trùng của người và bò đực, và cả hai đều cho kết quả tương tự nhau.
Những phát hiện này của các nhà nghiên cứu, mặc dù không gây bất ngờ, nhưng cũng đã giúp làm sáng tỏ thêm những chặng nào trong hành trình của các tế bào tinh trùng là khó di chuyển nhất, và nguyên nhân nào dẫn đến việc rất nhiều tinh trùng đã bị bỏ lại phía sau.
"Cách thức hoạt động như một cánh cổng của các điểm giới hạn đã chứng minh cơ chế lựa chọn tự nhiên của đường sinh sản nữ, dựa trên khả năng vận động của tinh trùng," các nhà khoa học giải thích. Điều này có nghĩa rằng các tế bào tinh trùng nào có khả năng vận động tốt hơn, có khả năng di chuyển một cách độc lập nhất, sẽ vượt qua được những "cánh cổng" một cách nhanh chóng để tìm đến với tế bào trứng.
An Huy
Vnreview

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

THỬ CÂN NÃO VỚI CÁC THÍ NGHIỆM KHOA HỌC THÚ VỊ NÀY

Những khái niệm về triết học xưa nay được coi là “buồn ngủ” và “đau đầu” ở một mức độ nào đó. Và để cho đỡ “hại não”, chúng được minh họa bằng những thí nghiệm, trường hợp cụ thể. Nhưng ngay cả khi làm vậy thì kết quả cũng chưa chắc khá hơn.
Những thí nghiệm tâm lý dưới đây có lẽ sẽ khiến nhiều người “mất ngủ” vì nghĩ quá nhiều.

1. Thí nghiệm "tù nhân tiến thoái lưỡng nan" (Prisoner’s Dilemma)

Lý thuyết này gọi là “thế tiến thoái lưỡng nan của tù nhân” - một ví dụ kinh điển trong Game theory (lý thuyết trò chơi). Nội dung trò chơi như sau, có 2 kẻ phạm tội A và B bị bắt, nhưng cảnh sát không có chứng cớ. Cảnh sát sẽ tra khảo từng người riêng biệt và đưa ra cho họ 2 sự lựa chọn: giữ im lặng hoặc nhận tội.
Nếu A nhận tội mà B giữ im lặng, A sẽ được tự do, tội vạ đâu B chịu. Tương tự với trường hợp B nhận tội và A giữ im lặng - B tự do, A chịu án 10 năm tù. Nếu cả hai cùng nhận tội, họ sẽ được hưởng lượng khoan hồng với hình phạt nhẹ hơn - 2 năm tù. Nếu cả 2 giữ im lặng, cả 2 đều bị phạt tù 1 năm. Thời hạn đưa ra quyết định là một đêm.
Thử "cân não" với các thí nghiệm tâm lý thú vị
Vấn đề mẫu chốt ở chỗ, A và B sẽ không được tiếp xúc trao đổi, tức là không thể đồng lõa, người này không biết người kia chọn gì. Chúng ta sẽ không thể đưa ra “lựa chọn đúng” khi thiếu thông tin.
Trong trường hợp này, lựa chọn lý tưởng sẽ là cả hai cùng giữ im lặng để hưởng mức án thấp nhất, nhưng tất cả các phương án đều khiến người trong cuộc nghĩ rằng “mình phải nhận tội”.
Mục đích của thí nghiệm này để chỉ ra vai trò của thông tin. Chúng ta không thể đưa ra lựa chọn đúng khi không đầy đủ thông tin, hay còn gọi là “chênh lệch thông tin”.
Thí nghiệm này cũng được đề cập đến các môn học rộng hơn như khoa học xã hội- kinh tế học, chính trị, xã hội học… Không rõ người khác ra sao, nhưng có ít nhất hai tù nhân sẽ phải mất ngủ khi tham gia thí nghiệm này.

2. Thí nghiệm “cỗ máy kinh nghiệm”

Thí nghiệm này do nhà nghiên cứu Robert Nozick thực hiện và nó đặt ra một dấu hỏi lớn về khả năng thành hiện thực của bộ phim nổi tiếng “Ma trận”. Trong bộ phim “Ma trận”, loài người đã bị máy móc thống trị và đều sống trong một thế giới “ảo” do máy tính lập ra.
Triết gia Nozick đã đặt ra trường hợp nếu tồn tại một “cỗ máy truyền kỹ năng” thì liệu chúng có đủ khả năng truyền thụ bất kỳ kiến thức, kinh nghiệm cần thiết hay không.
Thử "cân não" với các thí nghiệm tâm lý thú vị
Cỗ máy này rất hoàn hảo, nó có thể kích thích não bộ, đủ để con người ta nghĩ và cảm nhận bất kì điều gì. Nhưng cuộc sống thực tế của con người chỉ nằm trong một cỗ máy. Và câu hỏi đặt ra là, liệu bạn có muốn được kết nối với cỗ máy đó, được sống một cuộc sống được lập trình trước và không hề biết tất cả chỉ là thế giới ảo?
Về cơ bản, có rất nhiều lí do chính đáng để kết nối với máy và sống cuộc sống ảo. Vì xét cho cùng, mỗi người trên đời đều hướng đến một cuộc sống lý tưởng nhưng cuộc sống thực tế hàng ngày lại ngập tràn mệt nhọc trong công việc, học tập và lao động. Vậy nên với nhiều người, sẽ không có lý do gì để từ chối một cuộc sống hoàn hảo dù cho nó là nhận tạo.
Nhưng vấn đề là chúng ta sẽ ra sao nếu không có sự trải nghiệm “thực sự” đến từ thực tế hay cảm giác mới lạ khi không biết trước tương lai? Qua thí nghiệm này, triết gia Nozick đã cố gắng để mọi người nhận ra, dù có tồn tại một cỗ máy như vậy, họ sẽ chọn sống cuộc sống thực, thay vì kết nối với nó.

3. Thí nghiệm "xe lửa mất lái"

Học giả Philippa Foot đã thực sự khiến nhiều người “hoa mắt” khi đưa ra trắc nghiệm tâm lý liên quan đến “phạm trù đạo đức” này. Bạn thử tưởng tượng có một chiếc xe lửa bị mất lái và đang đi với tốc độ… tên lửa, còn bạn là người điều khiển bộ phận chuyển ray.
Bạn có thể chuyển xe lửa vào một trong hai đường ray A và B. Đường ray A đang có 5 người, và đường ray B có một người. Câu hỏi đặt ra là bạn sẽ để nguyên hay chuyển xe lửa vào đường ray B? Nói cách khác, bạn sẽ hy sinh 1 để cứu 5 người, hay ngược lại?
Thử "cân não" với các thí nghiệm tâm lý thú vị
Những người theo chủ nghĩa vị lợi (utilitarianism) luôn tìm cách tối đa hóa lợi ích, hay nói cách khác là hầu hết chúng ta đều sẽ chọn hi sinh 1 người để cứu lấy 5. Tuy nhiên, nhiều người không đồng tình khi bạn cắt bỏ quyền lợi chính đáng của một người vì quyền lợi cho 5 kẻ khác.
Nhưng một giả thuyết khác thực tế hơn được đặt ra, nếu bạn biết 5 người trên đường ray A là những tên tội phạm, mafia, kẻ côn đồ, hay kẻ chuyên ăn bám xã hội... thì bạn sẽ lựa chọn ra sao?
Thí nghiệm này cho thấy sự phức tạp trong phạm trù đạo đức khi ta phải lựa chọn“giết một người” hay “để mặc họ chết”. “Đúng” hay “sai” thực không hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ.

4. Thí nghiệm con nhện trong bồn tiểu

Thí nghiệm này có xuất phát điểm từ bài luận của nhà nghiên cứu Thomas Nagel: “Sinh ra, chết đi, và ý nghĩa của cuộc sống”. Nó đặt ra các vấn đề sự không - can -thiệp và ý nghĩa của sự sống.
Thomas Nagel nảy ra ý tưởng bài luận của mình khi ông nhìn thấy một chú nhện sống trong bồn tiểu tại phòng vệ sinh nam thuộc ĐH Princeton (Mỹ) - nơi ông giảng dạy. Ông cảm thấy cuộc sống của chú nhện thật tồi tệ, hàng ngày bị con người “tưới nước thánh” lên và có vẻ chú không thích điều đó.
Thử "cân não" với các thí nghiệm tâm lý thú vị
Trong thâm tâm ông vẫn nghĩ, có thể đây là môi trường sống của chú nhện, nhưng thực tế, chú nhện bị mắc kẹt trong bồn tiểu bằng sứ và không thể ra ngoài dù có muốn. Vậy nên một ngày, ông quyết định giải phóng chú nhện bằng một chiếc khăn và đặt chú xuống sàn nhà. Nhưng chú nhện chỉ đứng đó không di chuyển dù có tác động bên ngoài. Ngày hôm sau, Nagel tìm thấy con nhện tại đúng vị trí đó nhưng đã chết.
Có thể thấy, Nagel đã có hành động thể hiện sự thương cảm, mong muốn giải cứu chú nhện, cho chú cơ hội được tận hưởng cuộc sống bên ngoài bồn cầu, nhưng thực tế lại không như vậy. Kết quả cuối cùng ông nhận được là con nhện đã chết, điều này đồng nghĩa việc ông đã làm hại con nhện.
Cái “đau đầu” của thí nghiệm này là nó buộc chúng ta phải suy nghĩ về chất lượng và ý nghĩa của cuộc sống, không chỉ của động vật mà của con người. Câu hỏi là làm sao để biết mọi người “thực sự” muốn gì?
Cuộc sống hiện nay có “thực sự” đem lại điều tốt đẹp cho bản thân - như chú nhện sống trong nước tiểu và chúng ta hoàn toàn hài lòng với điều đó? Điều này đặt ra dấu hỏi cho những hành động trong đời sống, thậm chí rộng ra là chính sách của chính quyền, nhà nước. Dù cho mục tiêu tốt nhưng điều đó không có nghĩa là kết quả sẽ tốt, ý định tốt, nhưng có thể gây tác hại không lường trước được.

Theo Trí Thức Trẻ

10 TRUYỀN THỐNG ĐẶC BIỆT TRONG NGÀY TÌNH NHÂN TRÊN THẾ GIỚI

Ở mỗi quốc gia, người dân lại có một cách riêng để kỉ niệm ngày lễ Tình nhân khác nhau và đặc biệt.

1 – Nhật Bản

Phụ nữ Nhật Bản thường rất ngại ngùng khi nói về vấn đề tình cảm, nhưng trong ngày lễ tình nhân họ sẽ là người thể hiện tình cảm của mình với người mình yêu bằng những món quà đặc biệt – thường là sô cô la.
10 truyền thống đặc biệt trong ngày lễ tình nhân trên Thế giới
Truyền thống tặng sô cô la này ở bắt đầu ở Nhật Bản từ năm 1936 khi công ty bánh kẹo Morozoff ở Kobe đăng quảng cáo đầu tiên vào ngày lễ Tình nhân. Morozoff đã đăng quảng cáo này trên một tờ báo tiếng Anh ở Kobe để thu hút những người nước ngoài vì họ thường kỉ niệm ngày lễ này.
Đến những năm 1970, một hình thức quảng bá mới với ý tưởng từng loại sô cô la có ý nghĩa thể hiện tình cảm riêng. Có loại sô cô la dành cho đồng nghiệp, bạn bè, người thân; có loại dành cho người yêu và cả loại dành cho cả bạn bè là nữ giới.
Trong ngày lễ tình nhân 14/2, nam giới sẽ ngồi và hưởng thụ những món quà từ nữ giới. Và đến ngày 14/3 – Ngày lễ tình nhân trắng, nam giới sẽ trả lời đối với lời bày tỏ của nữ giới. Thường nam giới sẽ tặng lại một món quà kèm với sô cô la, thường sẽ là gấp 2-3 lần so với món quà họ nhận được vào ngày 14/2.

2 – Hàn Quốc

10 truyền thống đặc biệt trong ngày lễ tình nhân trên Thế giới
Cũng giống như ở Nhật, nữ giới cũng sẽ tặng quà cho nam giới vào 14/2 và nhận lời đáp lại vào 14/3. Nhưng họ còn có 1 ngày đặc biệt khác đó là 14/4 – Ngày lễ Tình nhân đen hay Ngày lễ tình nhân dành cho người độc thân. Trong ngày 14/4, những người độc thân không có được món quà nào sẽ thưởng thức món mì đen – jajamyeon với bạn bè để chúc mừng cuộc sống độc thân.
Người Hàn còn gắn những ngày 14 khác với chuyện tình yêu như là: 14/1 – ngày lễ bên cây nến, 14/2 – ngày lễ tình nhân, 14/3 – ngày lễ tình nhân trắng, 14/4 – ngày lễ tình nhân đen, 14/5 – ngày lễ hoa hồng, 14/6 – ngày của những nụ hôn, 14/7 – ngày bạc, 14/8 – ngày xanh, 14/9 – ngày dành cho âm nhạc, 14/10 – ngày dành cho những ly rượu, 14/11 – ngày dành cho những bộ phim, 14/12 – ngày dành cho những cái ôm.

3 – Đài Loan

10 truyền thống đặc biệt trong ngày lễ tình nhân trên Thế giới
Ở Đài Loan, người ta cũng có ngày 14/2 và 14/3 như ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhưng, vào 14/2 thì nam giới sẽ tặng sô cô la cho nữ giới và nữ giới sẽ đáp lời vào ngày 14/3.

4 – Đan Mạch và Na Uy

10 truyền thống đặc biệt trong ngày lễ tình nhân trên Thế giới
Mãi đến gần đây, người dân hai nước này mới bắt đầu kỉ niệm ngày lễ này và họ cũng có những truyền thống riêng của mình. “Gaekkebrev” là một bài thơ tình nhỏ mà nam giới sẽ gửi vô danh cho người phụ nữ mình thích, và chỉ có gợi ý duy nhất là số chữ cái trong tên họ ở phần người gửi.
Người nhận sẽ phải đoán người gửi là ai, nếu đúng họ sẽ giành được một quả trứng Phục sinh vào lễ Phục sinh. Còn nếu không đoán được, thì họ nợ người gửi một quả trứng Phục sinh.

5 – Slovenia

10 truyền thống đặc biệt trong ngày lễ tình nhân trên Thế giới
Ngày 14/2 ở Slovenia là ngày ra làm đồng đầu tiên trong năm. Thánh Valentine hay Zdravko là một trong những vị thánh bảo hộ mùa xuân ở Slovenia. Họ còn tin rằng những chú chim trên cánh đồng sẽ tỏ tình với con cái và “kết hôn” (Tình cờ thời điểm này cũng là thời điểm tìm kiếm bạn đời của một số loài chim).
Vì ngày 14/2 thường gắn với mùa màng, nên đến ngày 12/3 (ngày thánh Gregory) họ mới kỉ niệm ngày lễ tình nhân. Họ cũng kỉ niệm cả vào ngày 22/2 (ngày lễ thành Vincent) và 13/6 (ngày lễ thánh Anthony.)

6 – Phần Lan và Estonia

10 truyền thống đặc biệt trong ngày lễ tình nhân trên Thế giới
Ở Phần Lan và Estonia thì ngày 14/2 thường là ngày lễ dành cho tình bạn hơn là tình yêu. Vì thế trong tiếng Phần Lan và tiếng Estonia, ngày 14/2 được gọi là “Ngày lễ tình bạn". Trong ngày này, họ sẽ tặng nhau những tấm thiệp hoặc món quà cho bạn bè. Nhưng tình cờ, ngày này cũng là ngày họ thường tổ chức đám cưới hoặc đính hôn.

7 – Xứ Wales

10 truyền thống đặc biệt trong ngày lễ tình nhân trên Thế giới
Người dân nơi đây thường kỉ niệm ngày lễ tình nhân vào 25/1 – ngày lễ thánh Dwynwen. Vì có một câu chuyện tình yêu cảm động của Dwynwen trong huyền loại luôn khiến người dân xứ Wales cảm động.
Vào ngày này, người ta thường tặng nhau những chiếc thìa tình yêu. Truyền thống này bắt đầu khi những người dân xứ Wales – thường là thủy thủ, thường làm những chiếc thìa bằng gỗ và tặng cho người phụ nữ mình yêu. Và những hình được khắc trên thìa cũng có từng ý nghĩa khác nhau.

8 – Anh Quốc

10 truyền thống đặc biệt trong ngày lễ tình nhân trên Thế giới
Vào những năm 1700, những người phụ nữ độc thân ở Anh thường đặt 5 chiếc lá nguyệt quế ở mỗi góc gối và dưới gối để mơ về người chồng tương lai. Một cách khác là rắc lên lá nguyệt quế nước hoa hồng và bày chúng quanh gối với mong ước giấc mơ về người yêu. Nhưng hiện tại, những hình thức này trở thành truyền thống và ít người thực hiện.

9 – Norfolk, Anh Quốc

10 truyền thống đặc biệt trong ngày lễ tình nhân trên Thế giới
Ngoài những món quà như thiệp và hoa, người dân vùng này còn có một ông già Nô-en đặc biệt tên là Jack Valentine. Người này sẽ đi gõ cửa nhà từng đứa trẻ và lén để lại quà cho chúng. Tuy rằng, không ai biết truyền thống này bắt đầu từ bao giờ, nhưng những người làm cha mẹ luôn biết đến và làm cho những đứa trẻ.

10 – Pháp

10 truyền thống đặc biệt trong ngày lễ tình nhân trên Thế giới
Ở đất nước lãng mạn nhất thế giới, họ có truyền thống riêng của mình với tên gọi“Thu hút tình yêu". Hoạt động này yêu cầu những người độc thân vào cùng những căn nhà, và đối mặt nhau. Hai người trong nhà sẽ luân phiên gọi người khác vào cho đến khi họ tìm thấy cặp cho mình.
Nếu nam giới không thích người phụ nữ họ gặp thì họ chỉ cần rời đi để người phụ nữ đó gọi người khác. Những người phụ nữ không tìm được cặp cho mình sẽ cùng tụ họp lại và cùng nhóm lửa để đốt hay xé bỏ những bức ảnh người đàn ông từ chối họ. Họ còn vừa làm vừa chửi, và việc nà còn trở nên nghiêm trọng đến mức chính phủ Pháp phải cấm họ tụ tập sau sự kiện.
Theo Dân Việt/todayifoundout

NHÓM NHÀ KHOA HỌC ISRAEL TUYÊN BỐ SẼ CHỮA ĐƯỢC UNG THƯ SAU MỘT NĂM NỮA

Một nhóm các nhà khoa học Israel tuyên bố họ sẽ tìm ra phương pháp điều trị căn bệnh ung thư trong năm tới, tờ The Jerusalem Post đưa tin hôm 29/1.
Phương pháp điều trị ung thư của nhóm có tên là MuTaTo.
Phương pháp điều trị ung thư của nhóm có tên là MuTaTo.
Phương pháp điều trị mới này đang được nghiên cứu bởi công ty Accelerated Evolution Biotechnologies, dưới sự dẫn dắt của giám đốc điều hành, tiến sĩ Ilan Morad.
“Chúng tôi tin tưởng rằng trong năm tới sẽ đưa ra phương pháp chữa trị hoàn thiện cho bệnh ung thư” – ông Dan Aridor, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cho hay.
“Phương pháp điều trị của chúng tôi sẽ có hiệu quả từ ngày đầu tiên và sẽ kéo dài trong khoảng vài tuần, không có hoặc có rất ít tác dụng phụ với chi phí thấp hơn nhiều hầu hết các phương pháp điều trị khác trên thị trường”.
Phương pháp điều trị của nhóm có tên là MuTaTo, là sự kết hợp giữa các “peptit”nhắm vào tế bào ung thư và một loại độc tố đặc biệt để tiêu diệt tế bào này.
Ông Morald cũng cho biết thêm rằng, phương pháp điều trị sẽ tuỳ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân và loại ung thư mà họ mắc phải.
Theo vietnamnet

NGƯỜI GIÀNH GIẢI NOBEL CAO TUỔI PHÁT HIỆN CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG CỰC RẺ VÀ SẠCH

Cụ Arthur Ashkin, người cao tuổi nhất từng nhận giải Nobel, mặc một bộ đồ giản dị, thoải mái, không khác biệt với những cụ cao tuổi khác. Điều khiến cụ nổi bật là những dòng suy nghĩ đang lướt qua mái đầu bạc, những dòng suy nghĩ của một nhà vật lý học lỗi lạc.
Năm nay cụ đã 96 tuổi, nhưng chặng đường khám phá khoa học của ông vẫn chưa tới đích: cụ giành phần lớn thời gian ngồi dưới tầng hầm, thử nghiệm những phát minh mới. Cụ biến toàn bộ tầng hầm thành một phòng thí nghiệm, tập trung phát triển thiết bị hấp thụ năng lượng Mặt Trời.
"Tôi đang làm ra điện giá rẻ", cụ Arthur Ashkin nói.
Cụ biến toàn bộ tầng hầm thành một phòng thí nghiệm
Cụ biến toàn bộ tầng hầm thành một phòng thí nghiệm, tập trung phát triển thiết bị hấp thụ năng lượng Mặt Trời.
Phát minh mới của ông lợi dụng hình học để nắm bắt và đưa ánh sáng vào một đường hẹp. Công việc này cần tới những ống dẫn phản chiếu có thể tăng cường độ ánh sáng, nó sẽ cho phép công nghệ pin Mặt Trời hiện tại hiệu quả hơn hay thậm chí thay thế luôn được cả pin Mặt Trời hiện tại, bằng một thứ công nghệ rẻ và đơn giản hơn nhiều.
Những cái ống phản chiếu "rẻ như đất", cụ Ashkin hồ hởi trình bày với phóng viên Business Insider, cụ cho rằng giá thành rẻ sẽ là yếu tố chủ chốt cho phép chúng "cứu thế giới". Cụ tự tin cụ sẽ giành được giải Nobel thứ hai trong đời mình với phát minh mới.
Mới chỉ năm ngoái, cụ đoạt được giải Nobel đầu tiên với công phát triển một cái "nhíp quang học" – một tia laser đầy sức mạnh, có thể cầm nắm được những thứ rất nhỏ. Nó có thể giữ và kéo giãn một dải ADN, cho phép ta nghiên cứu sâu hơn vào cấu trúc tạo nên sự sống.
Công nghệ của cụ Ashkin đã được áp dụng vào sinh học, công nghệ nano, quang phổ học và nhiều nữa. Cái nhíp quang học đã giúp các nhà nghiên cứu phát triển thành công cách thử máu phát hiện bệnh sốt rét, hiểu rõ hơn về cách thức thuốc giảm cholesterol hoạt động.
Khi cụ Ashkin nhận được cú điện thoại từ Học viện Hoàng gia Thụy Điển thông báo về việc đoạt giải Nobel, cụ đã tưởng đó là một trò bịp.
Cụ Arthur nhận giải Nobel Vật lý năm 2018.
Cụ Arthur nhận giải Nobel Vật lý năm 2018.
Cụ nghĩ vậy vì Stephen Chu, một nhà khoa học khác đã nhận được giải Nobel năm 1997 cho một số nghiên cứu liên quan mà ông Chu đã thực hiện tại Phòng thí nghiệm Bell – nơi cụ Ashkin nghiên cứu và phát triển cái nhíp quang học.
Công trình nghiên cứu của ông Chu dựa trên nền tảng cụ Ashkin xây dựng: lấy về váng nổi trên mặt hồ, nhấc một sinh vật sống siêu nhỏ lên bằng ánh sáng. Theo lời cụ Ashkin mô tả, thì việc đó không khác gì sử dụng một tia laser duy nhất để làm một con vi khuẩn "bay lên".
"Cái đèn này đang chiếu vào anh, nhưng anh có biết rằng nó đang đẩy anh không?",cụ Ashkin hỏi phóng viên Business Insider. "Đa số người không biết tới sự thật đó. Nhưng đúng là thế đấy, vì ánh sáng có năng lượng mà. Có điều nó quá nhỏ, anh không cảm nhận được".
Cụ Ashkin bắt tay vào nghiên cứu ánh sáng, mục đích ban đầu là cải thiện công nghệ liên lạc sẵn có của Graham Bell. "Ánh sáng là sóng đúng không? Trong vật lý, ánh sáng cũng là hạt … một loại hạt bí ẩn".
Khi cụ Ashkin phát hiện ra photon ánh sáng tạo ra áp lực, có thể nhấc những vật rất nhỏ lên, ông tập trung ứng dụng ánh sáng vào ngành sinh học, thử nghiệm dùng nhíp quang học để cầm nắm, nhấc lên hạ xuống, kéo giãn những thứ nhỏ như ADN. Phòng thí nghiệm Bell tạo điều kiện cho cụ Ashkin sử dụng nhíp quang học trên sinh vật sống, và cụ phát hiện ra cách giữ một sinh vật đơn bào chỉ bằng ánh sáng.
Cụ Arthur Ashkin đang làm việc với tia laser trong Phòng thí nghiệm Bell năm 1970.
Cụ Arthur Ashkin đang làm việc với tia laser trong Phòng thí nghiệm Bell năm 1970.
"Bạn có thể gắp nó lên tương tự như sử dụng một cái nhíp thông thường vậy", chủ tịch Phòng thí nghiệm Bell là ông Marcus Weldon nói. "Cụ Ashkin có thể đưa hạt nhân từ chỗ này sang chỗ khác, mấy cái nhíp quang học rất hữu ích".
Đồng nghiệp của cụ Ashkin tại Phòng thí nghiệm Bell bất ngờ tột độ với khả năng của cái nhíp quang học. Khi thấy cụ có thể dùng ánh sáng để bắt những sinh vật nhỏ, có anh hô toáng lên rồi đi khoe khắp nơi.
"Nó làm cả tôi và tất cả những người khác đều khác nhiên. Tôi đã sáng tạo ra cách bay lên bằng ánh sáng", cụ Ashkin nhớ lại.
Nhưng cụ không ngủ quên trong thành tựu mình đạt được. Ngay cả khi biết cuộc gọi nhận giải Nobel là thật, ông vẫn chỉ vui sướng trong khiêm tốn: cái nhíp ánh sáng được chú ý tới, có nghĩa là bản nghiên cứu khoa học mới của ông sẽ được đăng sớm thôi.
Khi cụ Ashkin nghỉ hưu năm 1992, Phòng thí nghiệm Bell đưa ông hoàn bộ thiết bị nghiên cứu để cụ mang về. Cụ giữ tất cả đồ, chỉ từ hệ thống laser cực mạnh – thứ quan trọng nhất trong toàn bộ số đồ đạc. Cụ kể lại rằng hệ thống laser đó mạnh quá, nhà không đủ điện để vận hành nó.
Dưới tầng hầm, cụ Ashkin lom khom với đống đồ nghiên cứu. Băng dính, giấy phản chiếu vương vãi đầy bàn làm việc và trên mặt đất. Cụ đã tự tay làm rất nhiều ống phản chiếu thử nghiệm nhằm tối ưu hóa thiết bị ông phát minh ra, thực tế, cụ làm nhiều quá đến mức garage ô tô gần như chất đầy ống, cái xe của gia đình phải vất vả lách giữa những phát minh cụ Ashkin tạo ra.
Cụ đã đăng ký bằng sáng chế cho sản phẩm mới nhất của mình, nhưng dù thế, cụ vẫn chưa thể cho phóng viên xem ảnh hoặc sản phẩm mẫu. Chúng chưa sẵn sàng được thế giới biết tới. Cụ khẳng định sẽ sớm đăng tải nghiên cứu trên tạp chí khoa học Science, lúc đó công chúng sẽ biết.
Cụ tự tin một khi thiết kế được hoàn thiện, công nghệ mới sẽ lan ra toàn thế giới, từ tầng hầm nhỏ của ông ở New Jersey tới những nơi xa hơn nữa. Nó sẽ cung cấp năng lượng tái tạo rẻ, sạch cho bất kỳ ai muốn có.
"Những đầu óc thiên tài không biết nghỉ", giám đốc phòng thí nghiệm, ông Weldon nói. "Rõ ràng là cụ Ashkin vẫn đang trên tiến trình giải quyết vấn đề lớn của nhân loại, dù cụ đã bỏ túi một giải Nobel. Tôi thực sự yêu mến những cố gắng đó".
Cụ Ashkin lớn lên tại Brooklyn trong thời kỳ Đại suy thoái, lớn lên bằng sữa khi xung quanh chẳng còn thức ăn. Cụ nhớ gia đình sở hữu chỉ một cuốn sách duy nhất:The Book of Knowledge: The Children's Encyclopedia – Cuốn sách Tri thức: Bách khoa cho Trẻ em. Đó chính là bước đầu của cụ Ashkin trên con đường khám phá khoa học.
Cụ tự tin một khi thiết kế được hoàn thiện, công nghệ mới sẽ lan ra toàn thế giới.
Cụ tự tin một khi thiết kế được hoàn thiện, công nghệ mới sẽ lan ra toàn thế giới.
Cậu Ashkin trẻ tuổi đọc ngấu nghiến từng trang sách, đặc biệt thích thú với nhân vật "Wonder Why – Tự Hỏi Tại Sao".
"Wonder Why sẽ hỏi ‘tại sao trời lại xanh’", cụ Ashkin nhớ lại. "Rồi nhân vật sẽ trả lời câu hỏi ấy. Tôi thích thú với từng mẩu chuyển, tôi muốn biết cách thức hoạt động của mọi thứ trên đời … đó là lần đầu tôi tiếp xúc với khoa học".
Có lẽ chính óc tò mò đã trao cho cụ tấm bằng Tiến sĩ tại Đại học Cornell. Tại đó, Arthur đã gặp mối tình của đời mình: Aline. Hai người đã chung sống suốt 64 năm.
"Tôi ngượng ngùng, nhưng vẫn biết rằng đây là một người phụ nữ đặc biệt", cụ Ashkin nhớ lại tuổi trẻ. "Tôi gom góp đủ lòng dũng cảm để xin số cô gái ấy". Cụ Ashkin kể thêm cụ đã chẳng phải học lớp hóa nào, vì vợ của cụ có thể dạy bất cứ thứ gì liên quan tới hóa học.
"Tôi cưới bà ấy vì bà ấy thông minh vô cùng!", cụ Ashkin nói, và nửa kia của cụ cũng nghĩ vậy.
"Tôi rất ngạc nhiên vì tại tuổi 96, ông nhà vẫn rất đam mê khoa học và thông minh xuất chúng", cụ Aline nói, bổ sung thêm chút thông tin về cuộc sống gia đình, "thỉnh thoảng ông ấy hơi lập dị chút". Cụ Ashkin gật đầu thừa nhận.
Cụ Ashkin đang mong chờ tới thời điểm chín muồi để công bố phát minh mới với thế giới. Chúng ta cũng vậy, ai cũng muốn biết cụ già 96 tuổi làm ra được thứ "thay đổi nhân loại gì", và tò mò liệu cụ có được một giải Nobel nữa không.

Theo Trí Thức Trẻ

SẮP CÓ VACINE PHÒNG TRỊ HIV/AIDS?

Một nhóm nghiên cứu quốc tế bao gồm những chuyên gia hàng đầu từ các trường đại học tiên tiến trên thế giới đã thử nghiệm thành công trên hệ miễn dịch ở người nhằm tìm ra phương pháp giúp sản xuất vắc xin phòng chống bệnh HIV/AIDS.
Medicalxpress vừa đưa tin, giáo sư Mark Brockman, Đại học Tổng hợp Simon Fraser của Canada và các cộng sự đã khám phá ra manh mối giúp kiểm soát virus HIVthông qua việc kiểm tra mức độ phản ứng của bạch cầu đối với loại virus này.
Giáo sư Mark Brockman (giữa) cùng các cộng sự đã tìm ra manh mối giúp chống lại virus HIV.
Giáo sư Mark Brockman (giữa) cùng các cộng sự đã tìm ra manh mối giúp chống lại virus HIV. (Ảnh: Medicalxpress).
Ông cho biết, HIV là loại virus rất đặc biệt. Nó giống như một sát thủ có khả năng thích ứng cực nhanh với hệ miễn dịch ở người bằng cách biến đổi bộ gene để tránh sự phát hiện những “sĩ quan” lympo T - một dạng bạch cầu có khả năng phát hiện những kháng nguyên ngoại lai và tiêu diệt chúng.
Mặc dù phần lớn virus HIV có khả năng thích ứng và lẩn tránh cực tốt, vẫn có trường hợp virus HIV bị phát hiện và tiêu diệt sớm bởi tế bào bạch cầu T.
Dựa trên nền tảng này, đội nghiên cứu của Brockman đã ngày đêm thực nghiệm trên tế bào T và đã xác định được hai kháng nguyên bạch cầu T có tiềm năng nhân diện virus HIV tốt nhất là B81 và B42.
Sau đó, nhóm đã thí nghiệm trên hai kháng nguyên bạch cầu này bằng cách tiếp xúc với mầm bệnh virút HIV TL9 và đã có kết quả rất khả quan.
Tế bào bạch cầu lympo T
Tế bào bạch cầu lympo T - chìa khóa giải mã căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. (Ảnh: Pharmaintelligence).
Theo như nghiên cứu, những tế bào bạch cầu của kháng nguyên B42 đã cho thấy khả năng nhận diện và kiểm soát cực tốt virus HIV TL9 mặc dù mầm bệnh này đã cố biến đổi hòng lẩn trốn. Trong khi đó, những tế bào B81 có khả năng nhận diện mầm bệnh HIV TL9 kém hơn so với B42.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy kháng thể bạch cầu B42 có thể là chìa khóa để kiểm soát, ngăn ngừa căn bệnh thế kỷ HIV. Mặc dù còn quá sớm để kết luận về khả năng chế tạo một loại vắc xin chống lại căn bệnh HIV, giáo sư Brockman vẫn lạc quan: “Những phương pháp đánh giá khả năng của tế bào bạch cầu lympo Tcó thể giúp đưa ra nguồn thông tin quan trọng nhằm thiết kế và thử nghiệm những chiến lược mới hòng đối phó với căn bệnh HIV”.
Trong 40 năm qua, HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của hơn 35 triệu người trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến cuối năm 2017, khoảng 36,9 triệu người đang phải sống chung với HIV. Trong năm 2017, đã có 940.000 người thiệt mạng trên thế giới do các nguyên nhân liên quan đến HIV và 1,8 triệu ca nhiễm mới.
Theo TGTT

10 THỰC PHẨM ĐÁNH BAY NỔI LO TÁO BÓN SAU TẾT

Táo bón là căn bệnh tiêu hóa thường gặp sau Tết, do trong thời gian này cơ thể được nạp quá nhiều chất đạm mà thiếu đi chất xơ và các vitamin thiết yếu.

Các thực phẩm nên sử dụng

Súp lơ xanh: Súp lơ xanh là một loại rau họ cải, từ lâu đã là một thực phẩm nổi tiếng có hàm lượng chất xơ cao. Một bát rau súp lơ có chứa 5 gam chất xơ với chỉ hơn 50 calo. Chị em hãy chế biến súp lơ xanh thành nhiều món như luộc, hấp, xào để tránh bữa cơm nhàm chán.
Súp lơ xanh
Một bát rau súp lơ có chứa 5 gam chất xơ với chỉ hơn 50 calo.
Bí ngô: Là một trong những loại rau tuyệt vời để thưởng thức quanh năm. Bí ngô cũng là loại thực phẩm giàu chất xơ dành cho trẻ táo bón, một quả bí ngô có chứa 49 calo và 2,5 gam chất xơ. Ngoài ra bí ngô có 565mg kali, một khoáng chất tuyệt vời xây dựng hệ xương chắc khoẻ.
Các loại đậu: Mỗi nắm đậu chứa tới hơn 10 gram chất xơ, nhiều hơn đa số các loại thực phẩm khác. Trong đậu có cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, vì vậy cả hai đều giúp thực phẩm di chuyển tốt hơn, làm giảm táo bón. Chị em có thể tham khảo qua một số loại đậu như đậu trắng, đậu đen, đậu đỏ, đậu Garbanzo,…
Đậu Hà Lan
Mỗi nắm đậu chứa tới hơn 10 gram chất xơ, nhiều hơn đa số các loại thực phẩm khác.
Bưởi: Không những có tác dụng tăng sức đề kháng, bưởi còn là loại quả giàu chất xơ dành cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì vậy, hãy bổ sung bưởi trong thực đơn hàng ngày để phòng và hỗ trợ chữa trị táo bón.
Táo: Ăn một quả táo mỗi ngày sẽ cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe. Một quả táo cỡ trung bình chứa khoảng 17% giá trị chất xơ được khuyên nên ăn hàng ngày. Tuy nhiên, chị em chú ý không nên gọt vỏ táo trước khi ăn vì hầu hết chất xơ ở trong vỏ.
Quả táo
Một quả táo cỡ trung bình chứa khoảng 17% giá trị chất xơ được khuyên nên ăn hàng ngày.
Các loại hạt: Sau Tết có lẽ trong gia đình bạn sẽ vẫn còn một số loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó,... Những loại hạt này có nhiều chất xơ hơn các loại hạt khác nên rất tốt cho việc chữa táo bón. Chỉ khoảng 23 hạt hạnh nhân có chứa 3,5g chất xơ, khoảng 14 hạt có chó có 1,9 g chất xơ.
Hãy nhớ rằng các loại hạt và hạt có hàm lượng calo cao, vì vậy chỉ nên ăn một phần nhỏ. Chọn các loại hạt rang xay thô hoặc khô, thay vì rang trong dầu.

Các loại thực phẩm không nên sử dụng

Đồ chiên rán: Những thức ăn chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, chưa kể dầu mỡ không rõ nguồn gốc sẽ khiến cho việc tiêu hóa thêm khó khăn hơn. Vì thế, khi bị táo bón tuyệt đối nói không với đồ ăn nhiều dầu mỡ. Hãy đợi khi bụng của bạn khỏi hẳn và từ từ thưởng thức theo sở thích của mình.
Bột mì: Bột mì đã loại bỏ đi phần lớn thành phần chất xơ có lợi cho đường ruột. Bổ sung đủ chất xơ là cần thiết để giữ nhu động ruột của bạn nhẹ nhàng. Bởi thế, để giúp giảm nhẹ táo bón (và có thể ngăn ngừa chúng tái phát), hãy tránh những loại bánh làm từ bột mì như bánh mỳ, bánh nướng, bánh sandwich,…
Chuối xanh
Chuối xanh chứa rất nhiều tinh bột, do đó khiến cơ thể khó tiêu hóa.
Chuối xanh: Có một mối liên quan khác nhau giữa chuối và bệnh táo bón. Trong khi chuối chín giúp giảm các triệu chứng của bệnh táo bón thì chuối xanh có thể gây táo bón.
Chuối xanh chứa rất nhiều tinh bột, do đó khiến cơ thể khó tiêu hóa. Nó cũng chứa pectin giúp hút nước từ thành ruột về phía lòng ruột. Do vậy, người bệnh đang bị mất nước ăn chuối có thể làm tình trạng xấu hơn.
Theo khampha

NHÀ KHOA HỌC 5 LẦN LỌT VÀO TOP 1% THẾ GIỚI

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, ĐH Công nghệ TP.HCM, là người Việt duy nhất 5 năm liên tiếp lọt top 1% các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giớ...