Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

HÓA THẠCH MỘT CON CHIM CÒN NGUYÊN LÔNG SAU 52 TRIỆU NĂM

Hóa thạch 52 triệu năm của chim cheo leo được tìm thấy ở Mỹ với những chiếc lông còn dính trên cơ thể, phát hiện chưa từng có trước đây.
Con chim cheo leo thuộc bộ sẻ được phát hiện ở Fossil Lake, bang Wyoming, Fox News hôm 9/2 đưa tin. Bộ sẻ nổi tiếng chuyên ăn hạt, chiếm khoảng 65% trong tổng số 10.000 loài chim khác nhau sinh sống ngày nay. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Current Biology.
Chim cheo leo cổ đại có hình dáng giống chim sẻ ngày nay.
Chim cheo leo cổ đại có hình dáng giống chim sẻ ngày nay. (Ảnh: Fox News).
"Đây là một trong những loài chim cheo leo xuất hiện sớm nhất. Điều này thật thú vị bởi bộ sẻ ngày nay chiếm phần lớn các loài chim, nhưng chúng vô cùng hiếm ở thời cổ đại. Mẫu hóa thạch cũng tuyệt vời không kém. Đó là bộ xương hoàn chỉnh đi kèm lông chim, điều rất hiếm thấy ở hóa thạch chim", Lance Grande, quản lý tại bảo tàng Field ở Illinois, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.
Có tên khoa học Eofringillirostrum boudreauxi, loài chim sống cách đây 52 triệu năm sở hữu chiếc mỏ rất giống chim sẻ hiện đại. Theo Daniel Ksepka, nhà quản lý ở bảo tàng Bruce tại Connecticut, tác giả chính của nghiên cứu, cấu tạo mỏ này đặc biệt phù hợp để ăn những loại hạt nhỏ và cứng. Các loài chim cổ xưa nhất có thể ăn côn trùng và cá, một số ăn thằn lằn nhỏ.
"Trước phát hiện, chúng tôi không biết nhiều về sinh thái học của bộ sẻ thuở sơ khai. E. boudreauxi giúp chúng tôi có thêm hiểu biết quan trọng về bộ chim này", Ksepka nói.
Fossil Lake lưu giữ một số hóa thạch của sinh vật cổ đại, bao gồm chim, thằn lằn và động vật có vú sơ khai. Phần lớn hóa thạch trong số đó đều trong tình trạng hoàn hảo.
Theo VNE

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHÀ KHOA HỌC 5 LẦN LỌT VÀO TOP 1% THẾ GIỚI

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, ĐH Công nghệ TP.HCM, là người Việt duy nhất 5 năm liên tiếp lọt top 1% các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giớ...